Bệnh sốt xuất huyết diễn biến phức tạp, cần tăng cường các biện pháp phòng, chống
Theo Trung tâm y tế huyện Hàm Thuận Bắc,
từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn huyện có 124 trường hợp mắc do sốt xuất
huyết, trong đó 01 ca nặng. So cùng kỳ 2021, số mắc tăng 1,63 lần. Bệnh sốt xuất
huyết xảy ra ở 10/17 xã, thị trấn, các xã có số mắc cao như: Thuận Hòa 71 ca;
Hàm Trí 24 ca; Hàm Thắng 06 ca; Phú Long 06 ca… Dự báo trong thời gian tới dịch
bệnh sốt xuất huyết sẽ còn diễn biến phức tạp.

Trước
diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh sốt xuất huyết, mới đây Chủ tịch
UBND huyện yêu cầu Trung tâm Y tế huyện chủ động tăng cường giám sát tình hình
dịch bệnh, phát hiện sớm các trường hợp bị bệnh sốt xuất huyết để có biện pháp
xử lý ngay, tránh lây lan trên diện rộng; kiện toàn và củng cố các Đội phòng,
chống dịch sốt xuất huyết cơ động, sẵn sàng tiếp ứng và xử lý khi có dịch bệnh
xảy ra, hỗ trợ cho tuyến dưới khi cần thiết. Tổ chức tốt các đợt giám sát các
chỉ số về muỗi, lăng quăng định kỳ và thường xuyên; bố trí giường bệnh đầy đủ,
có khu vực cách ly bệnh nhân, sẵn sàng tiếp nhận và điều trị các trường hợp bệnh
sốt xuất huyết; quản lý nắm vững phác đồ điều trị bệnh sốt xuất huyết nhằm
không để xảy ra tử vong.
Đồng
thời, tăng cường công tác tuyên truyền cho người dân biết cách phòng ngừa bệnh
sốt xuất huyết, khuyến cáo người dân thực hiện vệ sinh nhà cửa, môi trường,
phát quang bụi rậm, khơi thông cống rãnh, diệt muỗi, diệt lăng quăng, nằm màn
khi ngủ, ăn chín uống sôi, vệ sinh cá nhân... để người dân biết chủ động áp dụng
các biện pháp phòng bệnh. Chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, hóa chất, phương tiện
nhằm sẵn sàng ứng cứu khi có dịch bệnh xảy ra.
Phòng
Giáo dục và Đào tạo huyện chủ động, phối hợp cùng với ngành Y tế áp dụng các biện
pháp phòng bệnh trong nhà trường như hướng dẫn học sinh tham gia vào các hoạt động
diệt trừ lăng quăng/bọ gậy tại nhà trường và tại hộ gia đình, đồng thời hường
xuyên kiểm tra việc tổ chức thực hiện của các cơ sở giáo dục thuộc quyền quản
lý.
UBND
các xã, thị trấn chỉ đạo và huy động các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị
- xã hội phối hợp với ngành Y tế mở đợt cao điểm tổ chức phong trào tổng vệ
sinh, tìm diệt ổ chứa lăng quăng/bọ gậy, đảm bảo tất cả các hộ gia đình trong
vùng có dịch và vùng có nguy cơ được kiểm tra, giám sát tất cả các dụng cụ chứa
nước sử dụng, nước sinh hoạt, dụng cụ phế thải, nơi sinh sản của muỗi, áp dụng
triệt để các biện pháp diệt muỗi, diệt lăng quăng.
Đối
với người dân, cần thực hiện tốt các biện pháp phòng ngừa như: Giữ vệ sinh môi
trường, phát quang bụi rậm, dọn dẹp vệ sinh nhà cửa loại bỏ các dụng cụ phế thải,
dụng cụ chứa nước đọng, đậy kín các dụng cụ chứa nước mưa, nước sinh hoạt, thường
xuyên thay nước bình hoa để muỗi không vào đẻ trứng, thả cá vào các dụng cụ chứa
nước để cá ăn lăng quăng, áp dụng các biện pháp diệt lăng quăng. Nằm màn khi ngủ
kể cả ban ngày.
Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp
tính, có thể gây thành dịch do vi rút dengue gây ra. Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh nhiễm vi rút sau đó truyền bệnh cho người lành qua vết đốt.
Bệnh sốt xuất huyết rất nguy hiểm, nếu không phát hiện, điều trị kịp thời có thể gặp các biến chứng như xuất huyết niêm mạc,
xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, xuất huyết nội tạng, sốc xuất huyết
Dengue, thậm chí tử vong. Sốt xuất huyết Dengue chưa có thuốc điều trị đặc hiệu
nên chủ yếu là điều trị triệu chứng, do đó chủ động phòng ngừa đóng vai trò đặc
biệt quan trọng.
Thành
Khoa