GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG KHOA HỌC DỮ LIỆU ĐỂ PHỤC VỤ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, HÌNH THÀNH NỀN TẢNG CHÍNH QUYỀN SỐ, KINH TẾ SỐ Ở HUYỆN HÀM THUẬN BẮC
Khoa học dữ liệu gổm các thành phần
chính: Tạo và quản trị dữ liệu, phân
tích dữ liệu, và áp dụng kết quả phân tích thành những hành động có giá trị. Việc
phân tích và sử dụng dữ liệu dựa vào ba nguồn tri thức: toán học (thống kê toán
học - Mathematical Statistics), công nghệ thông tin (máy học - Machine Learning)
và tri thức của lĩnh vực ứng dụng cụ thể. Các giải pháp ứng dụng khoa học
dữ liệu với giải pháp trí tuệ nhân tạo trong xử lý, phân tích dữ liệu lớn, dự
báo xu hướng trên nền tảng điện toán đám mây, quản lý, điều hành và ra quyết định
sẽ hướng tới chính quyền số, kinh tế với mô hình quản trị thông minh của huyện
Hàm Thuận Bắc xứng đáng trong tương lai.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và phát
triển bền vững, chuyển đổi số nói chung, ứng dụng khoa học dữ liệu để hình
thành nền tảng chính quyền số, kinh tế số ngày càng trở nên phổ biến không chỉ ở
các nước phát triển mà còn ở các khu vực, quốc gia và địa phương đang phát triển.
Trước xu thế đó, tỉnh Bình Thuận xác định việc thực hiện ứng dụng khoa học dữ
liệu trong chuyển đổi số là rất cần thiết và là xu hướng tất yếu trong quá
trình hội nhập và phát triển nhằm giúp chính quyền quản lý xã hội hiệu quả,
nhanh chóng và chính xác. Thực hiện các kế hoạch chuyển đổi số của huyện Hàm
Thuận Bắc xác định dữ liệu là nền tảng quan trọng nhất, khoa học dữ liệu là cơ
sở để phân tích, quản trị và đưa ra các quyết định nhằm phục vụ có hiệu quả cho
công tác quản lý nhà nước hình thành nền tảng chính quyền số, kinh tế số ở huyện
Hàm Thuận Bắc trong thời gian đến.

Với yêu cầu đó, huyện đã xác định các
giải pháp thực hiện đó là:
Thứ nhất, triển khai các nội dung
trong lĩnh vực chuyển đổi số gắn với ứng dụng khoa học dữ liệu ở từng lĩnh vực,
ngành và được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong các năm tiếp
theo. Tạo cơ sở dữ liệu về các khía cạnh khác nhau bao gồm dân số, tình hình
kinh tế, nguồn lực tự nhiên, hạ tầng, …. Sử dụng khoa học dữ liệu để phân tích
và tìm ra các xu hướng, mô hình dự báo và thông tin quan trọng giúp đưa ra quyết
định chính xác.
Thứ hai, xây dựng, phát triển dữ liệu
theo danh mục cơ sở dự liệu (CSDL) dùng chung, trọng tâm triển khai các CSDL
chuyên ngành thuộc các lĩnh vực ưu tiên ứng dụng khoa học dữ liệu trong các kế
hoạch chuyển đổi số của huyện đến năm 2030, xây dựng
Kho dữ liệu dùng chung của huyện phục vụ tổ chức, cá nhân khai thác. Kết nối,
tích hợp và khai thác, sử dụng hiệu quả các nền tảng số quốc gia, CSDL quốc gia
trọng tâm CSDL quốc gia về dân cư, CSDL quốc gia về đất đai. Áp dụng phân tích dữ liệu để dự đoán và ứng phó với các
thiên tai như bão, lũ, và hạn hán. Giúp chính quyền có kế hoạch phòng ngừa và ứng
phó kịp thời. Sử dụng khoa học dữ liệu để theo dõi và quản lý tài nguyên tự
nhiên như nước, đất, và rừng, giúp ngăn chặn tình trạng khai thác quá mức và bảo
vệ môi trường.
Thứ
ba, xây dựng hệ thống quản lý
chính quyền số để tăng hiệu suất và minh bạch trong việc cung cấp dịch vụ công
trực tuyến. Cải tiến dịch vụ trực tuyến, quản lý văn bản và điều hành; quy
trình xử lý hồ sơ, và tương tác với người dân qua các kênh điện tử. Đẩy mạnh
triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số; phát triển thương mại
điện tử;
thanh toán không dùng tiền mặt.
Thứ tư, ứng dụng khoa học dữ liệu
trong xây dựng, phát triển hoàn thiện và đưa vào sử dụng hiệu quả các nền tảng
số, hệ thống thông tin, CSDL dùng chung của tỉnh đã và đang triển khai. 100%
TTHC đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch
vụ công trực tuyến toàn trình.
![data science]()
Thứ năm, dựa vào khoa học dữ liệu triển khai các nền
tảng số dùng chung; tăng ứng dụng Trí tuệ nhân tạo trong nền tảng số;
kết nối
Nền tảng điện toán đám mây; triển khai nền tảng trợ lý ảo phục vụ người dân, doanh
nghiệp; triển khai nền tảng giám sát trực tuyến phục vụ công tác quản lý nhà nước;
triển khai nền tảng trợ lý ảo phục vụ công chức, viên chức; ứng dụng Trí tuệ
nhân tạo trong hoạt động của chính quyền số, kinh tế số.
Thứ sáu, xây dựng các nền tảng cho kinh tế
chia sẻ như vận chuyển, lưu trú, và thực phẩm,... Sử dụng dữ liệu để tối ưu hóa
việc chia sẻ tài nguyên và giảm thiểu lãng phí. Sử dụng khoa học dữ liệu để đánh giá tiềm năng đầu tư và phân tích
các nguồn lực tự nhiên và kinh tế có sẵn để thu hút đầu tư. Tạo nền tảng cho
các startup và doanh nghiệp số phát triển thông qua việc cung cấp dữ liệu và hỗ
trợ. Sử dụng dữ liệu để dự đoán các mô hình du lịch và hướng dẫn quản lý nguồn
lực du lịch. Xây dựng ứng dụng thông minh giúp du khách tìm hiểu về điểm đến, đặt
lịch trước và tận hưởng trải nghiệm du lịch tốt hơn. Sử dụng công nghệ và dữ liệu
để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Phân tích dữ liệu về học sinh và
ngành nghề để điều chỉnh chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu thị trường
lao động.
Việc thực hiện ứng dụng khoa học
dữ liệu để phục vụ quản lý nhà nước,
hình thành nền tảng chính quyền số, kinh tế số ở huyện Hàm Thuận Bắc là
một quá trình phức tạp, lâu dài, đòi hỏi sự vào cuộc của các thành phần xã hội,
lực lượng chuyên môn và sự đồng thuận, quyết tâm của lãnh đạo và doanh nghiệp. Việc
ứng dụng khoa học dữ liệu trong quản lý xã hội hình thành nền tảng chính quyền
số, kinh tế số ngày càng sâu rộng, phù hợp với định hướng phát triển chung của
quy luật cung cầu, phù hợp với xu hướng phát triển tất yếu của công nghệ. Kết
quả nghiên cứu sẽ giúp người dân và doanh nghiệp sử dụng các công nghệ hiện đại
tiên tiến để có được các dịch vụ chất lượng trong các lĩnh vực giáo dục, y tế
và giao thông….. Với nguồn lực và cơ sở hạ tầng nêu trên, huyện Hàm Thuận Bắc tập
trung triển khai các giải pháp liên ngành toàn diện, vượt xa khả năng dự báo và
phân tích dữ liệu lớn trên nền tảng điện toán đám mây, kết hợp với các ứng dụng
khoa học dữ liệu, hệ thống thông tin. Kết hợp với cơ sở dữ liệu và nguồn nhân lực
vững mạnh sẽ quản lý, vận hành chính quyền số, kinh tế số một cách tốt nhất. Điều
này giúp huyện Hàm Thuận Bắc thực hiện thành công việc xây dựng đô thị thông
minh trong thời gian đến.
r TRUNG HOÀI