image banner
Triển khai thực hiện Thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc năm 2024
 

Vừa qua, UBND huyện Hàm Thuận Bắc đã xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Hàm Thuận Bắc năm 2024.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (One Commune, One Product, gọi tắt là Chương trình OCOP) là một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực (trí tuệ, sự sáng tạo, lao động, nguyên liệu và văn hóa địa phương...) và gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Chương trình OCOP được nhiều nước trên thế giới triển khai với các tên gọi khác nhau, nhưng đều có điểm chung là phát huy nội lực của các địa phương gắn với đơn vị làng, xã để tập trung phát triển các sản phẩm ngành nghề nông thôn có giá trị gia tăng cao và đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong cơ chế thị trường.

Trọng tâm Chương trình OCOP ở Việt Nam là phát triển sản nhiều công nghiệp, phi nông nghiệp và dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, gắn với các chủ thể. Các chủ thể tham gia Chương trình OCOP bao gồm các thành phần kinh tế tập thể (hợp tác xã, tổ hợp tác) và kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất).

Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện định hướng phát triển trục sản phẩm đặc sản địa phương, các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, hỗ trợ tín dụng, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm.

Với mục đích nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, hỗ trợ các tổ chức kinh tế tích cực tham gia Chương trình OCOP. Thực hiện đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình OCOP. Phát huy vai trò của các chủ thể sản xuất tham gia thực hiện Chương trình OCOP. Duy trì, nâng hạng các sản phẩm OCOP đã được công nhận và định hướng phát triển các sản phẩm đặc trưng về giá trị văn hóa, lợi thế của địa phương; tổ chức đánh giá, xếp hạng và công nhận sản phẩm OCOP của huyện; thực hiện tốt các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ và xuất khẩu. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của các phòng, ban,

anh tin bai

ngành, các địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội góp phần thực hiện thắng lợi các


mục tiêu của Chương trình.

anh tin bai

 

Hình ảnh: HTX thanh long Hàm Đức với 02 sản phẩm: rượu vang thanh long ruột trắng và rượu vang thanh long ruột đỏ đạt OCOP 3 sao cấp huyện năm 2024

Tiếp tục tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin truyền thông về Chương trình OCOP trên phạm vi toàn huyện để cán bộ, người dân, nhất là các chủ

 

 

thể sản xuất hiểu rõ lợi ích, tầm quan trọng, ý nghĩa và giá trị kinh tế, tích cực tham gia thực hiện Chương trình OCOP.

* Sản phẩm đạt chứng nhận OCOP sẽ có những lợi ích gì? 

Sản phẩm đạt chứng nhận OCOP được đánh giá thận trọng, chuyên nghiệp về nhiều mặt nên dễ nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của người tiêu dùng.

- Khi sản phẩm đạt chứng nhận OCOP sẽ là cơ hội để đưa sản phẩm ra thị trường rộng lớn hơn. Từ đó, tạo bản sắc riêng cho địa phương, nhờ sản phẩm đặc sản địa phương được người tiêu dùng cả nước đón nhận.

- Sản phẩm OCOP được đánh giá chất lượng qua số sao nhận được, thể hiện sự đầu tư và chú trọng trong các khâu sản xuất, kinh doanh. Qua đó, tạo động lực để các chủ thể OCOP thay đổi phong tục tập quán canh tác, luôn tìm tòi áp dụng các tiêu chuẩn khoa học kỹ thuật tiên tiến vào quá trình tạo ra sản phẩm.

- Khi có một mặt hàng mũi nhọn, thúc đẩy thị trường thương mại, trao đổi hàng hóa sẽ tạo điều kiện cho người dân bản địa có công ăn việc làm trên chính địa phương mình, tạo tiền đề để nâng cao đời sống vật chất cho người dân nông thôn.

- Có thể tạo ra được hướng đi mới phát triển kinh tế của cả vùng kinh tế địa phương. Từ đó, góp phần tái cơ cấu kinh tế khu vực nông thôn.

Ngọc Hà-Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện-

 

 

 

 

 

 

 

















TRANG TRUYỀN HÌNH
  • Diện mạo huyện Hàm Thuận Bắc sau 40 năm thành lập
  • Phiêu du trên hồ Hàm Thuận
  • Ước Mơ Từ Làng Tập 37 - Huỳnh Thanh Lâm, lớp 12C3 trường THPT Hàm Thuận Bắc
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang