CHỊ NGUYỄN THỊ ÁI LIÊN - TẤM GƯƠNG ĐIỂN HÌNH THÀNH CÔNG TỪ MÔ HÌNH NUÔI LƯƠN KHÔNG BÙN TẠI XÃ HÀM THẮNG
Không ở đâu xa, chị Nguyễn Thị Ái Liên (SN
1981, thường trú Thôn Kim Bình, xã Hàm Thắng, huyện Hàm Thuận Bắc) đã dám nghĩ,
dám làm, vượt qua khó khăn, khởi nghiệp thành công mô hình nuôi lươn không bùn
tại xã Hàm Thắng.
Ý tưởng nuôi lươn không bùn
được hình trong giai đoạn đại dịch covid 19 đang hoành hành và diễn biến phức tạp,
nên chị đã suy nghĩ tự tìm cho mình một việc làm phù hợp để tạo thu nhập, phát
triển kinh tế cho gia đình.

Để chuẩn bị cho ý tưởng khởi nghiệp, Chị đã
tìm hiểu qua nhiều mô hình nuôi lươn không bùn tại các địa phương trong và ngoài
tỉnh để học hỏi cặn kẽ về kỹ thuật nuôi. Sau khi đã tích lũy một số kiến thức cơ
bản, chị Liên đã quyết định xây 17 bể nuôi bằng xi măng, bên trong bể lát gạch
men, mỗi bể rộng khoảng 6m2. Tháng 01/2020, Chị đặt mua gần 10 ngàn con lươn giống
ở trại nuôi lươn tại Vũng Tàu về thả nuôi. Nhờ tính chịu khó, ham học hỏi, chị đã
vận dụng kiến thức đã tích lũy để chăm sóc lươn; vừa làm vừa tiếp tục nghiên cứu
tài liệu, cố gắng áp dụng khoa học, đúng quy trình nên chị đã gặp thuận lợi
ngay từ những tháng đầu khi lươn còn nhỏ. Mặc dù cũng không kém phần vất vả, nhưng
bù vào đó hàng ngày được ngắm nhìn đàn lươn bơi lượn, lớn dần, đã tạo sự phấn
khởi và niềm đam mê của Chị được tăng lên.
Chị Liên cho biết, để việc nuôi lươn sinh
trưởng tốt, ít bệnh, khi làm trại nuôi phải chú ý các yếu tố, như chuồng nuôi
phải thoáng mát vào mùa hè, che chắn tạo độ ấm vào mùa đông, thành vách bên
trong bễ nuôi phải láng mịn để lươn không bị trày xướt da trong quá trình nuôi.
Lươn là loài vật nuôi khá mẫn cảm với môi trường nước, do đó khi nước trong bể
nuôi có sự thay đổi môi trường và độ PH không thích hợp thì phải tiến hành thay
nước ngay, sử dụng kháng sinh để phòng bệnh cho lươn. Qua tìm hiểu và kinh nghiệm
nuôi ban đầu được biết, lươn thường mắc các bệnh về da và đường ruột, do đó việc
nuôi lươn không bùn đòi hỏi nước phải sạch, đảm bảo độ PH; thức ăn cho lươn phải
có nguồn gốc rõ ràng, dinh dưỡng, độ đạm phải phù với từng giai đoạn nuôi (tuổi
lươn); mật độ nuôi phù hợp để đảm bảo không gian cho lươn hoạt động. Nhờ tuân
thủ đúng quy trình, kết hợp thường xuyên kiểm tra, theo dõi, thay nước hàng ngày
nên đàn lươn luôn khỏe mạnh. Chị lưu ý thêm, trường hợp nếu phát hiện lươn bị bệnh
thì phải tiến hành cách ly ngay để điều trị riêng.
Tính đến nay chị Liên đã nuôi
được 4 lứa, mỗi lứa 10.000con, sau một vụ nuôi (11 tháng), lươn thương phẩm đạt
trọng lượng 0,3 - 0,35 kg/con, cứ 10.000con giống nuôi lớn chị xuất bán ra thị
trường với giá 120 đến 130 nghìn đồng/kg, sau khi trừ chi phí có lãi từ 50 đến
70 triệu đồng.
Qua
tiếp xúc với chị Liên, chúng tôi cảm thấy rất tự hào với người phụ nữ của quê hương
Hàm Thuận Bắc. Với sự quyết tâm cao, chị Liên còn cho biết thêm, thời gian tới Chị
dự kiến sẽ mở rộng thêm mô hình chăn nuôi ếch thương phẩm để tăng thêm thu nhập
cho gia đình. Thiết nghĩ thành công bước đầu của chị Liên sẽ truyền cảm hứng
cho nhiều người chưa tìm ra việc làm thích hợp để tạo thu nhập, phát triển kinh
tế cho gia đình mình.