KHUYẾN CÁO NÔNG DÂN PHẢI CÓ BIỆN PHÁP ​KIẾN QUYẾT XỬ LÝ LÚA CỎ TRONG THỜI GIAN ĐẾN

Qua kiểm tra tình hình sản xuất lúa tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện, được biết hiện nay có một số diện tích sản xuất của nhân dân đến giai đoạn lúa làm đồng, trổ bị lẫn tạp lúa cỏ (Lúa ma, các cỏ dại khác), trà lúa trổ bị phân thành 2 đến 3 tầng, gồm trà lúa thực (lúa trồng), trà cỏ dại các loại, trà lúa ma, tỷ lệ lẫn tạp rất cao, xảy ra ở địa bàn xã Hàm Phú, Hàm Chính, làm cho năng suất lúa tại những thửa ruộng này bị giảm đáng kế và ảnh hưởng chất lượng gạo do độ lẫn tạp cao.

Tình trạng trên nếu nông dân chủ quan, không có biện pháp xử lý kiên quyết, triệt để thì những vụ sản xuất kế tiếp diện tích lúa bị lẫn tạp sẽ lây lan và tăng lên rất nhanh (tại một số Tỉnh đã bị với diện tích rất lớn gọi là “Dịch bệnh lúa cỏ”), gây thiệt hại lớn về năng suất lúa, kinh tế, gặp nhiều khó khăn cho công tác xử lý của các ngành và người dân trực tiếp sản xuất lúa.

Về nguyên nhân:

- Bà con thường xuyên sử dụng lúa thương phẩm làm giống lúa bị phân ly, thoái hóa và tính chất di truyền có xu hướng trở lại các đặc tính của nguồn gốc lúa hoang dại ban đầu (hiện tượng lại giống) và xuất hiện lúa cỏ với nhiều kiểu hình khác nhau.

- Người dân tự để giống lúa, nhất là sử dụng giống trong vùng đã nhiễm lúa cỏ để gieo cấy cho vụ sau, làm gia tăng lúa cỏ trên đồng ruộng; Thời gian chuyển vụ ngắn nên nguồn hạt lúa cỏ lưu tồn trên đồng ruộng từ những vụ trước chưa được xử lý. Hạt lúa cỏ có thể di chuyển, phát tán theo nguồn nước, nhờ chim hoặc theo máy móc nông cụ (máy làm đất, máy gặt, …) từ ruộng này sang ruộng khác, nơi này sang nơi khác; Sử dụng hạt giống bị lẫn lúa cỏ; Khi làm đất, bề mặt bằng đồng ruộng chưa đảm bảo độ phẳng nên khó khống chế diệt lúa cỏ bằng mực nước; Nông dân chưa chú trọng khâu khử lẫn thời điểm lúa từ làm đòng đến trổ;

 

 

             (Tổ công tác kiểm tra đồng và hướng dẫn nông dân xử lý cỏ lúa lẫn tạp)

Biện pháp phòng trừ lúa cỏ

- Luân canh cây trồng: Những khu vực đã nhiễm lúa cỏ nhiều cần luân canh lúa với cây trồng khác để dễ dàng nhận biết, loại bỏ hầu hết lúa cỏ sau 1 - 2 vụ.

- Phòng chống lúa cỏ khi làm đất: Khi cho nước vào ruộng cần đặt lưới chắn hạt lúa cỏ và vớt mang đi tiêu hủy. Những ruộng bị nhiễm nặng lúa cỏ ở vụ trước nhưng chưa xử lý thì vụ sau lấy nước và tiến hành lồng bừa nông, san phẳng rồi rút cạn nước ruộng để nhử lúa cỏ nẩy mầm, khi cây lúa cỏ có 3 - 5 lá tiến hành lấy nước cày lật úp, làm đất nhuyễn để diệt lúa cỏ ngay khi còn non. Nếu có đủ thời gian, biện pháp này cần làm lặp lại 2 - 3 lần sẽ diệt hầu hết hạt lúa cỏ bị vùi trong đất.

- Ngăn chặn lây lan lúa cỏ theo máy móc vệ sinh máy gặt, máy cày để hạt lúa cỏ không theo máy móc lây lan sang khu ruộng khác; Nhổ, khử lúa cỏ giai đoạn lúa cỏ đẻ nhánh; Cắt các bông lúa cỏ khi mới trỗ - ngậm sữa (chú ý cắt bỏ vào túi tránh rơi vãi hạt và đem tiêu hủy như cho cho gia cầm ăn hoặc đốt); Chuyển đổi sang sạ hàng hoặc cấy (cấy tay hoặc cấy bằng máy) để dễ dàng làm cỏ sục bùn và dễ nhận biết, loại bỏ lúa cỏ ngay từ khi cây còn nhỏ.

- Chọn giống lúa đảm bảo chất lượng (giống lúa phải có nguôn gốc, tem nhãn sản xuất)

 















TRANG TRUYỀN HÌNH
  • Diện mạo huyện Hàm Thuận Bắc sau 40 năm thành lập
  • Phiêu du trên hồ Hàm Thuận
  • Ước Mơ Từ Làng Tập 37 - Huỳnh Thanh Lâm, lớp 12C3 trường THPT Hàm Thuận Bắc
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang