Chăn nuôi
tuần hoàn là mô hình chăn nuôi mà mọi chất thải của mô hình được
tận dụng làm nguyên liệu của mô hình khác,
qua đó nâng cao giá trị sản phẩm góp phần bảo vệ môi trường. Từ xa xưa mô hình nãy
đã có với sự kết hợp giữa: vườn - ao - chuồng, hiện nay nhiều dạng mô hình chăn
nuôi tuần hoàn đang được áp dụng ví dụ như: trồng thanh long - nuôi bò - nuôi
trùng quế; Nuôi gà - nuôi trùng quế - trồng rau sạch; Nuôi bò - trồng cỏ - nuôi
trùng quế…
Năm 2023,
Trung tâm Khuyến nông tỉnh Bình Thuận triển khai mô hình chăn nuôi tuần hoàn gồm
“nuôi vỗ béo bò - trồng cỏ nuôi bò - ủ cỏ
chua và sử dụng đệm lót sinh học” tại xã Thuận Hòa, huyện Hàm Thuận Bắc, với
quy mô gồm 7hộ dân tham gia/40 con bò vỗ béo, 20 tấn cỏ ủ chua và 1,3ha đất cỏ
trồng, mô hình được triển khai thực hiện vào đầu tháng 8/2023, dự kiến sẽ hội
thảo tổng kết vào cuối tháng 12/2023.
Qua
triển khai thực hiện, các hộ dân rất phấn khởi và sẽ quyết tâm thực hiện mô
hình nói trên. Tại buổi tập huấn có 07 hộ tham gia mô hình và 23 hộ nông dân có
chăn nuôi bò tại địa phương cùng tham dự. Các hộ dân rất chú ý lắng nghe những
kiến thức truyền đạt của báo cáo viên, với tinh thần cởi mở, trao đổi, hướng dẫn
sâu kỹ quy trình kỹ thuật, những lưu ý, nhấn mạnh những nội dung quan trọng khi
thực hiện mô hình chăn nuôi tuần hoàn.
(Lớp tập huấn cho các hộ chăn nuôi
bò tại xã Thuận Hòa ngày 18/8/2023)
Mô hình sẽ
thực hiện trong 5 tháng, bò nuôi để vỗ béo là bò đực ở độ tuổi từ 18-20 tháng
và phải có thể trạng gầy hoạc bò
cái già hay bò cái nhưng không dùng để nuôi sinh
sản; chuồng nuôi phải cải tạo phù hợp với mô
hình, có đệm lót sinh học
xử lý phân,
Quy trình kỹ thuật nuôi là các hộ dân trồng
cỏ, ủ cỏ trộn với men vi sinh …tạo ra nguồn thức ăn có giá trị
dinh dưỡng rất cao, dùng để vỗ béo bò sẽ tăng trọng
rất nhanh (từ 2-3
tháng), chậm nhất là từ 4,5 đến 5 tháng là xuất bán thịt. Đây là hình thức nuôi có thời gian rất
ngắn, giúp
hộ dân giảm chi phí, thời gian chăm sóc,
tăng lợi
nhuận trong chăn nuôi.
Khi thực hiện có thể kết
hợp áp dụng nhiều dạng tuần hoàn chăn nuôi khác nhau, phù hợp với điều kiện
kinh tế, đất đai của gia đình, tạo ra những sản phẩm có chất lượng, giá trị cao,
giảm ô nhiễm môi trường và giảm chi phí, công chăm sóc.
Mô hình trình
diễn sẽ hứa hẹn nhiều thành công và hướng đi mới. Qua buổi tập huấn, bà con
nông dân rất phấn khởi, tự tin và sẽ mang những kiến thức mà báo cáo viên đã
truyền đạt áp dụng vào thực hiện chăn nuôi tuần hoàn cho gia đình mình trong thời
gian tới.
(Phạm
Huy Sơn – viên chức Trung tâm KT & DV NN huyện Hàm Thuận Bắc)