Năng suất lúa được quyết định bởi 4 yếu tố:
Số bông lúa trên một đơn vị diện tích; số hạt trên một bông lúa; tỉ
lệ hạt chắc; trọng lượng của hạt lúa. Để lúa đạt năng suất cao bà
con cần áp dụng tổng hợp và đồng bộ các biện pháp từ khâu nghĩ đất,
ngâm ủ, làm đất, chọn giống cho đến thu hoạch. Để việc sản xuất hiệu quả,
đạt năng suất cao, bà con cần lưu ý một số vấn đề sau:
* Thời gian nghỉ đồng và thời vụ sản xuất:
- Thời gian nghỉ đồng: Kéo giãn khoảng cách giữa 2 vụ sao cho thích
hợp, có thời gian làm đất, để rơm rạ, cỏ dại phân hủy hết, tránh
hiện tượng bị ngộ độc hữu cơ gây hại giai đoạn lúa non (do rơm rạ, cỏ dại
chưa phân hủy), lúa chét (lúa ma) phát triển làm ảnh hưởng đến năng suất
lúa sau này. Bà con cần lưu ý làm đất sớm và dọn sạch tàn dư sau mỗi
vụ thu hoạch, có thể tiêu diệt được nhộng và sâu non, sâu đục thân
trong rơm rạ, cắt đứt nguồn thức ăn và nơi ẩn nấp của một số loại
sâu bệnh như rầy nâu, đạo ôn,…cày xới làm mặt ruộng bằng phẳng thuận
lợi cho tưới tiêu.
- Thời vụ sản xuất: Vụ gieo sạ đúng lịch sản xuất của địa phương, sao
cho giai đoạn trổ bông và chín vào thời điểm thời tiết thuận lợi cho
lúa trổ bông, phát triển tốt và bất lợi đối với sâu bệnh và cỏ dại
phát triển. Gieo sạ với lượng giống phù hợp, lưu ý mật độ gieo phụ thuộc
vào nhiều yếu tố như đất đai, thời vụ gieo, giống lúa, tuổi của
mạ,…mật độ quá dày thì lúa dễ bị sâu bệnh gây hại, lúa phát triển
kém; gieo thưa thì ảnh hưởng đến năng suất lúa sau này và cỏ dại dễ
phát triển. Gieo mật độ vừa phải tạo điều kiện cây lúa phát triển
tốt, mập, cứng cây, hạn chế lúa đổ ngã và sâu bệnh.
Hình: Nông dân xã Hàm Phú tiến hành ngâm ủ,
chuẩn bị xuống giống vụ Đông Xuân 2023-2024 Khi bón thúc cần duy trì mực nước trong ruộng
vừa ngập gốc lúa, tạo điều kiện hòa tan phân bón, giúp lúa dễ hấp
thu vào tạo độ ẩm thích hợp cho lúa đẻ nhánh. Cần thoát nước phơi
khô ruộng cho lúa cứng cáp trước khi lúa đón đòng để chuẩn bị cho
thời kỳ tiếp theo.
- Thời kỳ sinh trưởng sinh thực: Thời kỳ này có ý nghĩa quan
trọng trong việc quyết định trực tiếp đến năng suất lúa (số bông/m2;
số hạt/bông). Cần có những biện pháp chăm sóc thích hợp để lúa có
số bông hữu hiệu cao, tỉ lệ hạt lép thấp: Bón phân cân đối hợp lý,
đúng lúc để cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng tạo điều kiện cho lúa
phân hóa đòng (nuôi đòng), phân hóa hoa giúp tạo ra số lượng hoa và
bông hữu hiệu nhiều, bông to, khỏe, lúa trổ đều, tỷ lệ thụ phấn,
thụ tinh cao. Gia đọn này Bà con cần kiểm tra đồng ruộng thường xuyên,
phòng trừ sâu bệnh kịp thời. Duy trì mức nước trong ruộng vừa phải, đảm
bảo độ ẩm cho ruộng lúa.
- Thời kỳ lúa chín: Bắt đầu từ chín sữa đến chín hoàn toàn.
Đây là thời kỳ tích lũy chất khô từ thân lá về hạt, là thời kỳ có
ý nghĩa quan trọng quyết định đến số hạt chắc/bông và trọng lượng
của hạt lúa. Để lúa đạt tỷ lệ hạt chắc cao, ít hạt lép, trọng
lượng hạt nặng, bà con cần có chế độ chăm sóc: Bón phân bổ sung đầy
đủ chất dinh dưỡng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tích lũy
chất khô, lúa nuôi hạt giúp hạt to, chắc, nặng ký. Cần bón những
loại phân có hàm lượng kali cao. Giữ mực nước vừa phải, giữ ruộng đủ
ẩm, không để ruộng bị hạn. Vào cuối giai đoạn lúa chín (trước khi
thu hoạch 10-12 ngày) rút nước ruộng khô, giúp hạn chế lúa đổ ngã
và thuận lợi cho thu hoạch.
Đặng
Ngọc Lý – Viên chức TTBVTV