Một số kết quả ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện

Nhằm tạo bước đột phá trong phát triển nông nghiệp an toàn và bền vững, ngành nông nghiệp của huyện đã tăng cường chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹ thuật trong mọi hoạt động sản xuất.

Về trồng trọt, huyện đã triển khai chương trình phát triển rau an toàn ứng dụng kỹ thuật mới, giống cây trồng mới, hệ thống tưới tiết kiệm, sử dụng phân hữu cơ vi sinh và hữu cơ sinh học…giúp nâng cao hiệu quả sản xuất. Bên cạnh đó, huyện đã mở nhiều lớp tập huấn sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap, trình diễn mô hình sản xuất trong nhà lưới…

Trong năm 2019 trên địa bàn huyện đã có 05 hộ áp dụng sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, với quy mô 1,32ha xây dựng nhà màng, nhà lưới sản xuất rau quả sạch đã được hình thành và sử dụng công nghệ tưới tiết kiệm, kết hợp bón phân…, như mô hình trồng dưa lưới tại Đa Mi của ông Trần Huy Hàm với quy mô 0,6ha; mô hình trồng dưa lưới của ông Đỗ Văn Một tại thôn 3- Hồng Sơn, quy mô 2.000m2; mô hình trồng rau (ăn lá và ăn quả) sản xuất trong nhà lưới của Trang trại Nông Viên Việt tại thôn 2- Hồng Sơn quy mô sản xuất 1,5ha; mô hình trồng nấm bàu ngư  của ông Lê Anh Việt với quy mô 60.000 phôi/ đợt ở Hàm Phú; mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng của ông Nguyễn Văn Đức với diện tích 2.000m2 với khoảng 6.000 bầu dưa lưới tại xã Thuận Hòa; mô hình trồng dâu tây thủy canh trong nhà màng của ông Nguyễn Văn Sơn với diện tích 1.200m2.

 Về chăn nuôi, nhiều trang trại đã hình thành mô hình nuôi tập trung, khép kín, trang trại lạnh; đầu tư đồng bộ từ khâu con giống, chuồng trại, công nghệ tự động hoá, hệ thống hầm biogas, hệ thống làm mát chuồng trại, hệ thống máng ăn tự động, thức ăn, thú y và xử lý chất thải thông qua các thiết bị tiên tiến …vào quy trình chăn nuôi khép kín. Hiện trên địa bàn huyện có 04 trang trại chăn nuôi heo với quy mô 47.800con; có 04 hộ chăn nuôi gà,  01 chăn nuôi vịt với quy mô 150.000 ngàn con.

Dù đạt được kết quả bước đầu khả quan, nhưng việc phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNUDCNC) trên địa bàn huyện vẫn còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, nguồn vốn, biến động thị trường, liên kết sản xuất, chất lượng sản phẩm, thị trường xuất khẩu…

Nhằm khắc phục những hạn chế trên, ngành nông nghiệp huyện đã đề ra một số giải pháp để thúc đẩy phát triển NNUDCNC.

Một là, đẩy mạnh sản xuất theo hướng an toàn và theo chuỗi giá trị, phát triển vùng sản xuất cây ăn quả chuyên canh hướng đến xuất khẩu; phát triển mô hình chăn nuôi trang trại tập trung trên quy mô công nghiệp, ứng dụng chuồng trại kín, trại lạnh..đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh môi trường.

Hai là, nâng cao giá trị gia tăng các loại cây trồng truyền thống (lúa, thanh long…) theo hướng thâm canh; nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nhằm đảm bảo nguyên liệu cho công nghiệp chế biến.

Ba là, tăng cường ứng dụng và chuyển giao khoa học-công nghệ vào sản xuất, đảm bảo an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn xuất khẩu.

Bốn là, xây dựng chính sách thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp, dẫn dắt nông dân cùng phát triển, nâng cao hiểu biết của nông dân về NNUDCNC

Năm là, tăng cường công tác bảo quản và chế biến sâu, nâng cao giá trị sản phẩm hướng đến xuất khẩu.















TRANG TRUYỀN HÌNH
  • Diện mạo huyện Hàm Thuận Bắc sau 40 năm thành lập
  • Phiêu du trên hồ Hàm Thuận
  • Ước Mơ Từ Làng Tập 37 - Huỳnh Thanh Lâm, lớp 12C3 trường THPT Hàm Thuận Bắc
1 2 
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 1
  • Tháng hiện tại: 1
  • Tổng lượt truy cập: 1
Đăng nhập
ipv6 ready Chung nhan Tin Nhiem Mang